Kỹ thuật trồng hoa mõm sói Antirrhinum
Hoa mõm sói có tên khoa học là Antirrhinum majus L.thuộc họ mõm sói, hoa còn có tên mõm chó, mép dê, mõm sư tử, mõm rồng vì hoa trông như mõm một loài vật bốn chân. Tên hoa Mõm sói bắt nguồn từ phiên âm của từ muflier hơn nữa hình dáng hoa lại giống mõm con sói nên mọi người đã kết hợp phiên âm với hình dạng hoa thành tên gọi vô cùng đặc biệt này.
Hoa mõm sói là rất đa dạng về chủng loại, thường cây cao từ 0,6 – 1m. Có nhiều loài hoa mõm chó khác nhau với các màu hoa khác nhau, có đủ hầu hết màu trừ màu xanh. Hoa có tràng chia thành 2 môi trông như mõm sói, 2 bên bóp lại, hoa há ra như mép con dê đang kêu. Những bông hoa Mõm sói thường mọc ra từ một thân, trông giống hàm của con thú khi mở rộng.
Mõm sói là loài hoa biểu tượng cho“Tính tự phụ và sự kiêu ngạo” vì cây sẽ mọc, lan rất nhanh khắp khu vườn nếu không được chăm sóc cẩn thận. Mõm sói còn là loài hoa tượng trưng cho tương lai tươi sáng. Nên tặng hoa mõm sói vào những dịp, sự kiện mới như: tân gia, khai trương, lên chức, có em bé.
Cành hoa Mõm Sói vươn dài, cho màu sắc đẹp, tươi tắn, nở đều từ dưới lên trên nên dù khi cắm lọ dù cắm đơn hay cắm chung với các loại hoa khác đều rất đẹp, trồng trong chậu hoặc trồng vườn đều tuyệt vời.
Cây hoa mõm sói chịu rét giỏi, ưa ánh sáng nhiều. Đất trồng giàu dinh dưỡng, luôn ẩm, không quá chua hoặc quá kiềm pH: 6 - 6,5
Kỹ thuật trồng hoa Mõm sói trong chậu:
1. Thời vụ trồng hoa mõm sói
Nên gieo hạt vào đầu tháng 9 hoa sẽ nở đẹp nhất còn trồng cuối tháng 9 thì hoa sẽ nở đúng vào dịp tết. Trồng trên nền đất tốt mật độ 34cmx40cm.
2. Chuẩn bị giá thể hữu cơ.
Có thể mua đất chuyên dụng trồng hoa về sử dụng hoặc trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn tỉ lệ 1:1. Cho hỗn hợp đất vào chậu cách miệng chậu 2cm.
3. cách gieo hạt hoa mõm sói
- Gieo đều hạt vào khay, sau đó phủ lên trên mặt hạt 1 lớp đất mỏng khoảng 0,5 cm, đặt khay trồng ở nơi thoáng mát, tưới nhẹ
- Cần luôn giữ ẩm đất trong quá trình đợi hạt nảy mầm.
- Sau 7-15 ngày hạt sẽ nảy mầm khi đó nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ.
4. Bứng cây đem trồng hoa mõm sói
- Sau khi hạt nảy mầm được khoảng 2 tuần thì có thể tách cây sang chậu trồng, bồn hoa hay sân vườn.
- Đợi vài ngày khi cây bén rễ, bắt đầu hồi xanh thì ta đưa cây ra chỗ nhiều sáng để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
5. chăm sóc hoa mõm sói Antirrhinum
- Sau trồng 10 ngày, ta có thể bón phân vi sinh, hữu cơ hoặc trùn quế cho cây. Cứ 5-7 ngày nên bón một lần để cây sinh trưởng tốt. có thể bón bằng cách tưới nên hòa 1kg phân trùn quế với 3 lít nước
- Lúc cây bắt đầu vươn ngồng cần tỉa cành. Mỗi cây để lại 4-6 ngồng. Các mầm, chồi mọc từ nách lá cần tỉa bỏ hết, thì cành hoa mới dài đẹp được.
- Chú ý tưới nước thường xuyên và nhẹ nhàng để giữ ẩm đến khi cây trưởng thành và ra hoa. Mùa hè nên tưới 2 lần một ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Mùa đông nên tưới 1 lần một ngày. Khi cây ra hoa cần tăng lượng nước tưới cho cây tránh tưới nước lên hoa.
- Thường xuyên loại bỏ những lá già, úa giúp chậu hoa thông thoáng , phòng trừ sâu bệnh.
- Sau trồng khi trồng 2-3 ngày nên phun thuốc trừ sâu thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh hại. Pha 5ml dung dịch với 1 lít nước để phun,
6. Thu hoạch hoa mõm sói
- Sau 90 ngày kể từ khi gieo hạt Hoa Mõm sói sẽ bắt đầu nở hoa sau 90 ngày.
- hoa nở được 1 /3 cành có thể cắt, cắt non hoa không nở hết được.
7. Phòng trừ sâu bệnh hại hoa mõm sói Antirrhinum
Bệnh thường gặp: thối thân do nấm Pythium, phấn trắng, héo do nấm Fusarium, sâu ăn lá, bọ trĩ
Theo Siêu thị hạt giống
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó