Thủy hải sản

Kinh nghiệm từ thành công của mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh bằng công nghệ Biofloc ở Nghệ An

Ngày đăng: 2018-12-20 07:25:48


Nhờ nắm vững kỹ thuật, chú ý áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh và được đầu tư bài bản, mô hình nuôi gà đẻ trứng ấp nở của gia đình anh Nguyễn Văn Vương ở Đồn 19, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang luôn đẻ khỏe và cho hiệu quả kinh tế cao, thu lãi khoảng 500 triệu đồng năm.

 

Vốn là một kỹ sư được đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi thú y nên sau khi ra trường, anh Vương đã từng làm nhân viên thị trường cho các công ty thức ăn chăn nuôi, rồi có thời gian anh chuyển sang làm cán bộ kỹ thuật cho các trang trại chăn nuôi gà của Hàn Quốc... Nhờ đó mà anh đã học tập và đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình làm việc. Chính vì vậy đến năm 2009, anh quyết định đầu tư nuôi gà đẻ trứng ấp nở tại gia đình. Ban đầu anh mua 1.000 con gà đẻ giống Lương Phượng của Trung tâm giống gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) về nuôi. Do đã có thời gian trải nghiệm thực tế, nắm vững kỹ thuật nên đàn gà của gia đình anh khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ trứng ấp nở đạt cao. Từ chăn nuôi gà anh dần có nguồn thu nhập ổn định để tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, đầu tư lò ấp nở và mở rộng quy mô đàn. Năm 2017, anh Vương mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng làm hệ thống chuồng lồng bằng sắt có diện tích 750 m2 gồm hệ thống nước uống tự động, máng ăn, hệ thống quạt thông gió... để nuôi gà đẻ. Đến nay, trại chăn nuôi gà của gia đình anh gồm 03 khu chuồng nuôi gà úm, gà hậu bị và gà đẻ riêng biệt. Hiện với 4.000 gà đẻ trung bình một năm anh Vương cung cấp khoảng trên 300 nghìn con giống gà lai chọi chủ yếu cho người dân trong huyện và các huyện lân cận như Yên Dũng, Yên Thế. Trừ các khoản chi phí như thức ăn, nhân công... giúp gia đình anh thu lãi khoảng nửa tỷ đồng/năm.

Đưa chúng tôi đi thăm quan mô hình nuôi gà đẻ trứng của gia đình, anh Vương chia sẻ, để đàn gà khỏe mạnh và đẻ tốt thì người nuôi cần nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng là chuồng trại, giống và chăm sóc nên lúc mua giống, phải chọn những cơ sở uy tín, còn chuồng trại phải luôn đảm bảo thông thoáng, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Đặc biệt, anh luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gà như thường xuyên khử trùng chuồng nuôi, vệ sinh máng ăn, máng uống, tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh định kỳ cho gà...

Xác định đảm bảo an toàn dịch bệnh là tiền đề để phát triển mô hình bền vững, đạt hiệu quả cao nên khi biết Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai Đề án "Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018- 2020" gia đình anh đăng ký tham gia. Tham gia Đề án anh được tham gia lớp tập huấn thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà bố mẹ và ấp nở gia cầm do Chi cục tổ chức; được nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện xét nghiệm mẫu đối với bệnh cúm gia cầm và niu-cát- xơn đối với gà...

Anh Vương chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà an toàn dịch bệnh

Theo anh Vương, tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với đàn gà trước tiên đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và hàng xóm. Sau đó là chủ động kiểm soát tốt hơn đàn vật nuôi, giảm tối đa chi phí phòng và điều trị bệnh để vừa đảm bảo yếu tố sạch bệnh, an toàn, vừa tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

Đó cũng là cơ sở giúp cho mô hình của gia đình anh được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát- xơn trên đàn gà. Qua đó giúp mô hình của anh Vương trở thành địa chỉ cung cấp gà giống an toàn, chất lượng cho thị trường.


Theo Trần Trung Thanh / Trung tâm Khuyến nông Nghệ An





TIN TỨC KHÁC :