Lâm nghiệp
Lâm tặc cướp gỗ giữa ban ngày
Lâm tặc đã dùng súng, hung khí cướp phần lớn số gỗ tang vật bất chấp kiểm lâm nổ súng
Người dân, phóng viên đã phát hiện một đường dây gỗ lậu lớn xuôi theo dòng sông Đắk Bla hướng về TP Kon Tum và báo cơ quan chức năng. Chính quyền tỉnh Kon Tum cho hay gỗ lậu được khai thác tại tỉnh Gia Lai nhưng tỉnh Gia Lai lại chưa thể xác định được có phải tại địa bàn mình hay không.
Tập kết gỗ vào mỏ cát
Trước Tết nguyên đán, một người dân tại TP Kon Tum đã báo cho nhóm phóng viên thông tin lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ lậu trên sông Đắk Bla, tập kết về mỏ cát của Công ty TNHH Vật liệu xanh Bảo Sơn (thôn Kon Ri, xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum), sau đó đưa về các xưởng gỗ.
Để chứng thực, người này dẫn nhóm phóng viên đến bên bờ sông Đắk Bla. Chỉ trong thời gian ngắn, có hàng chục chiếc bè, mỗi chiếc chở 2-3 lóng gỗ dài từ 3-5 m xuôi theo dòng nước và tập kết tại mỏ cát nói trên.

Gỗ lậu được kết thành bè, trôi theo dòng sông Đắk Bla về Kon Tum
Trong khuôn viên mỏ cát, có 2 xe cẩu và một xe tải đang chất gỗ. Bên bờ sông, vẫn còn hàng chục lóng gỗ nổi bập bềnh. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi thông báo rồi quay trở lại cùng lực lượng kiểm lâm và cán bộ xã Đắk Rơ Wa thì các xe trên đã chở gỗ rời khỏi khu vực mỏ cát. Tại hiện trường còn lại 25 lóng gỗ nổi bên bờ sông, đường kính từ 30-50 cm, dài 3-5 m mà các đối tượng chưa kịp chuyển đi. Lực lượng chức năng đã trục vớt, thu giữ.
Theo ông Vũ Hồng Sinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Kon Tum, số gỗ bị thu giữ chưa xác định được chủ gỗ. Trước chất vấn của phóng viên về việc có hay không sự tiếp tay của lực lượng kiểm lâm khi các đối tượng ngang nhiên vận chuyển khối lượng lớn gỗ giữa ban ngày thì ông Sinh bảo không có chuyện này.
Ông Phan Thanh Nam, Chủ tịch UBND xã Đắk Rơ Wa, khẳng định: “Qua nắm thông tin, đối tượng vận chuyển gỗ bằng bè là đồng bào dân tộc thiểu số”.
Truy không nổi nguồn gốc gỗ
Việc vận chuyển gỗ tại địa bàn ngay giữa ban ngày nhưng các ngành chức năng tỉnh Kon Tum phải chờ đến khi phóng viên trình báo mới phát hiện. Trong khi đó, việc truy tìm nguồn gốc gỗ lại như “mò kim đáy bể”.
Theo ông Sinh, nguồn gốc gỗ được phát hiện không phải của Kon Tum mà từ đầu nguồn sông Đắk Bla, có thể là huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Ông Nguyễn Tấn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, cũng cho rằng địa bàn TP Kon Tum không có gỗ tự nhiên, trong khi phía thượng nguồn sông Đắk Bla gồm huyện Kon Rẫy, Kon Plong (tỉnh Kon Tum) tiếp giáp với nhiều huyện Chư Pah, Đắk Đoa và K’Bang (tỉnh Gia Lai) nên khó xác định. “Giờ đi tìm gốc gỗ trong rừng đối chiếu với cây gỗ là rất khó” - ông Liêm nói.

Trong khi đó, qua quá trình chính quyền huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai điều tra nguồn gốc gỗ trôi trên sông Đắk Bla về TP Kon Tum ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah (tỉnh Gia Lai) thì phát hiện tại Tiểu khu 174 có 2 bãi gỗ với tổng số lượng 73 lóng (hơn 29 m3), qua đo đếm có 54 cây gỗ bị cắt hạ.
Trong thời gian chờ xử lý, rạng sáng 1-2, khoảng 20 đối tượng điều động 8 xe máy cày đến hiện trường tập kết gỗ vi phạm, dùng súng tự chế cùng nhiều hung khí khác cướp đi 45 lóng gỗ, bất chấp các cán bộ lâm trường đã nổ 3 phát súng thị uy. Lực lượng chức năng chỉ biết rút lui.
“Các đối tượng quá manh động, hung hãn” - ông Nguyễn Quốc Thuận, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah, cho hay sau khi cướp được gỗ tang vật, nhóm đối tượng chạy về hướng tỉnh Kon Tum. Lực lượng chức năng đã truy bắt được 2 đối tượng là Von (SN 1999, trú Gia Lai) và A Đích (SN 1998, trú Kon Tum) có hành vi dùng bò kéo gỗ lậu.
Coi thường pháp luật
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, đánh giá việc lâm tặc cướp gỗ tang vật là hành vi xem thường pháp luật.
“Sau khi xảy ra vụ cướp gỗ, huyện cử lực lượng vào canh giữ số gỗ còn lại (28 lóng). Huyện cũng đã chỉ đạo cơ quan điều tra xác định đối tượng cụ thể. Đến nay đã xác định được 3 đối tượng tham gia trực tiếp khai thác” - ông Quang nói.
Theo ông Nguyễn Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, việc lâm tặc cướp được gỗ vi phạm là do điều kiện địa hình phức tạp và lực lượng của ban quản lý rừng mỏng nên không thể ngăn chặn kịp thời.
Theo Hoàng Thanh / Người lao động

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi Trăn
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó