Lâm nghiệp
Tìm cách bảo vệ Cây Di sản
Quần thể 56 cây sa mu dầu và 5 cây phay sừng khổng lồ, quý hiếm từ 200-500 tuổi ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) đang được các cơ quan chức năng lên kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt
Vào cuối tháng 11 vừa qua, tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây Di sảnViệt Nam cho quần thể 56 cây sa mu dầu và 5 cây phay sừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt.
Đặc biệt quý hiểm
Trước đó, sau một thời gian dài nghiên cứu, ngày 25-5, Khu BTTN Pù Hoạt đã gửi hồ sơ tới Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đề nghị công nhận quần thể 56 cây sa mu dầu (tại các Tiểu khu 59, 61 thuộc địa bàn xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong) và 5 cây phay sừng (săng vì) ở Tiểu khu 59 là cây di sản. Tháng 6-2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức họp, xét duyệt và kết luận: “56 cây sa mu dầu mà Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt đã đăng ký bảo đảm đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam”.

Những cây sa mu dầu trên nằm trong 3 quần thể với gần 1.000 cây sa mu dầu tại khu vực suối Huồi Hạp, Huồi Chạm và Huồi Có Khướng ở xã Hạnh Dịch. Các cây được công nhận là Cây Di sản có tuổi từ 200-500 năm, phân bố ở độ cao từ 1.400-1.700 m sát biên giới Việt - Lào. Chiều cao phổ biến của các cây từ 40-70 m, đường kính từ 2-4 m.
Ông Nguyễn Thành Chung, cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt, cho biết khu vực cây sa mu dầu, phay sừng đang sống trên các vách đá dựng đứng giữa rừng nguyên sinh. Muốn tiếp cận quần thể cây này phải đi bộ cắt đường rừng 6-8 giờ. Việc nghiên cứu những cây này gặp nhiều khó khăn. Năm 2014, đơn vị này bắt đầu nghiên cứu nhưng đến năm 2016 mới có thể hoàn thành và làm hồ sơ công nhận là Cây Di sản.
Cần được bảo vệ nghiêm ngặt
Ông Nguyễn Danh Hùng, Giám đốc Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, đánh giá quần thể 56 cây sa mu dầu, 5 cây phay sừng vô cùng quy hiếm. Đây là lần đầu tiên trên cả nước, một quần thể với số lượng cây lớn như vậy được công nhận là Cây Di sản.
“Để bảo vệ 2 quần thể cây quý hiếm này, lực lượng cán bộ của khu bảo tồn sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khác như kiểm lâm, công an... thường xuyên kiểm tra, có phương án bảo tồn, bảo vệ. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức tuyên truyền để người dân sống gần khu vực này có ý thức bảo vệ các cây này” - ông Hùng nói
Vào tháng 6-2015, một nhóm 5 người đã liều lĩnh vào khu vực rừng nguyên sinh ở huyện Quế Phong hạ 3 cây sa mu dầu hàng trăm tuổi để lấy khoảng 200 m3 gỗ. Vụ việc sau đó được phát giác, các đối tượng bị bắt giữ và tòa đã tuyên phạt từ 4-6 năm tù.
Theo ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, quần thể Cây Di sản này không chỉ có giá trị về khoa học, nguồn gien mà còn mang những giá trị văn hóa, tâm linh gắn liền với đời sống của người dân tộc thiểu số vùng biên giới.
UBND huyện sẽ sẽ chỉ đạo các ngành chức năng liên quan phối hợp với Khu BTTN Pù Hoạt bảo vệ nghiệm ngặt để quần thể cây quý này không bị xâm hại.
Nhiều loài động, thực vật quý hiếm
Khu BTTN Pù Hoạt có diện tích hơn 85.700 ha, nằm trên địa bàn 9 xã của huyện Quế Phong. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa và phía Tây giáp Lào.
Hiện nay, Khu BTTN Pù Hoạt có 763 loài thực vật thuộc 427 chi, 142 họ và hơn 30 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam; 176 loài động vật có xương sống thuộc 4 lớp: thú, chim, bò sát và lưỡng cư.
Theo Đức Ngọc / Người lao động

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi Trăn
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó