Thủy hải sản
Nghi vấn tôm Ấn Độ đội lốt Việt Nam xuất khẩu vào EU
Điều này làm gia tăng lo ngại EU sẽ ban hành các biện pháp bất lợi, chẳng hạn như tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế GSP) đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Liên minh châu Âu kiêm nhiệm Luxemburg, Cơ quan chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết họ có cơ sở nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ đã xuất với số lượng lớn sang Việt Nam để sơ chế rồi tiếp tục xuất khẩu sang Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ, Denmark, Ý và Pháp từ năm 2011 đến nay.
Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế GSP đối với tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4,2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617), trong khi tôm cùng nhóm mã HS trên có xuất xứ Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 12%. Tương tự đối với tôm đã sơ chế ở Việt Nam và xuất vào châu Âu chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529), trong khi tôm cùng loại có xuất xứ Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 20%.
Theo phân tích dữ liệu thống kê thương mại quốc tế thì có sự tăng đột biến tôm sơ chế xuất vào EU từ Việt Nam, đồng thời cùng thời điểm đó có sự tăng số lượng tôm thô xuất từ Ấn Độ vào Việt Nam. Đặc biệt năm 2013, Việt Nam nhập khẩu tăng đột biến từ 0 kg lên tới 27.800 tấn với giá trị hơn 283 triệu EUR hàng thuộc mã số 030617 từ Ấn Độ và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2014, tỷ lệ nhập khẩu tăng tương tự vào năm 2015.
OLAF sẽ cử cán bộ điều tra sang Việt Nam để điều tra cụ thể về các công ty, và làm việc với các bên liên quan như NAFIQAD, VCCI và Hải quan Việt Nam để làm rõ các nghi vấn gian lận xuất xứ vào thời điểm đầu năm 2017.
Đối với thủy sản nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu sang EU, OLAP cho rằng có 2 nguy cơ. Thứ nhất, nguyên liệu có xuất xứ từ những vùng nuôi chưa đạt tiêu chuẩn kiểm soát dịch bệnh.
Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu chọn Việt Nam làm nước trung chuyển và sơ chế để tránh mức thuế cao hơn khi xuất khẩu sang EU. Việc cấp C/O Việt Nam cho các sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu không đúng qui tắc xuất xứ.
Tình trạng này nếu tiếp tục gia tăng sẽ có thể khiến EU ban hành các biện pháp bất lợi, chẳng hạn như tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế GSP) đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam
Theo Phương Dung/Báo Dân Trí

TIN TỨC KHÁC :
- -:- Cả làng khá giả nhờ nuôi cá nước ngọt
- -:- Nghe tin tôm hùm Alaska 170 ngàn/kg, dân đổ xô đi mua mới... 'ngã ngửa'
- -:- Người nuôi cá cảnh độc, lạ được Thủ tướng tặng 2 Bằng khen là ai?
- -:- Đồng Tháp: Đi đặt xà di bắt mỗi ngày 50 ký cá rô đồng mùa nước nổi
- -:- Bí quyết chọn tôm tươi ngon không hóa chất "bách phát bách trúng"
- -:- Nuôi 4.000 con cá bông lau nước lợ, bán giá cao, lời cả trăm triệu
- -:- Lươn thịt khan hiếm, giá tăng cao kỷ lục do xuất khẩu đi Trung Quốc
- -:- Mùa mưa đi săn loài ốc núi thịt giòn ngọt, kiếm tiền triệu 1 đêm
- -:- Lời cả trăm triệu nhờ 19 bể xi măng nuôi ép lươn đồng đẻ trứng
- -:- Bạc Liêu: Đổi đời nhờ nuôi lươn cho ăn thêm Vitamin "chua chua"
- -:- Tan tác làng ương cá phóng sinh, ao bỏ hoang cho... bò nằm!
- -:- Thương lái ráo riết lùng mua vảy cá ở miền Tây để làm gì?
- -:- Lạng Sơn: Đáng báo động nạn tận diệt giun đất bằng kích điện
- -:- Nuôi loài cá ví như sâm nước, nên đừng hỏi vì sao dân ở đây giàu
- -:- Trai phố biển nuôi tép kiểng vui chơi mà mỗi tháng lời 25-30 triệu
- Đầu tiên
- Trước
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- Kế tiếp
- Cuối cùng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998